báo phụ nữ ao dai dep thoi trang cong so ao dai dep thoi trang ba bau thoi trang nu thảm trải sàn thảm trang tríthảm trải sàn văn phòng thảm trải sàn phòng khách thảm trải sàn phòng ngủ meo vat thảm trải sàn bí quyết làm đẹp quan he tinh duc đặt vòng tránh thai cách quan hệ lâu bà bầu nên ăn gì bà bầu sau sinh quan he bang mieng thảm trải sàn thảm nhật bản

6 BÀI HỌC TỪ VĂN HÓA CÔNG SỞ NHẬT BẢN (PHẦN 1)

12:00:00   04/06/2015

Ngày nay, đi khắp các công ty công việc đầu tiên bạn nhận được sẽ là tìm hiểu về nguyên tắc làm việc của công ty để tuân thủ và thực hiện tốt.

Tôn trọng danh thiếp 

Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay, cúi người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.

Chúng ta học được gì từ đó?

Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.


Văn hóa danh thiếp là văn hóa phổ biển trong giới công sở Nhật Bản

Khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian đọc thông tin trên đó, nhờ vậy bạn có thể nhớ tên và hoạt động kinh doanh của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn quá máy móc mà áp dụng nguyên xi Meishi kokan, bạn có thể bị cho là “có vấn đề” đấy.

Tôn kính “cây cao bóng cả” 

Trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người cấp cao nhất hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người này.

Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.

Chúng ta học được gì từ đó?

Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải và những đóng góp quan trọng của họ cho công ty.
Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác.

 


 

Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu 

Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng, động lực làm việc và sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.

Chúng ta học được gì từ đó?

Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, bạn hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn. Bạn nên ghi mục tiêu của công ty vào một quyển sổ tay để theo dõi xem những gì mình làm có phù hợp với mục tiêu ấy không. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy.

Trên đây là 3 trong 6 bài học văn hóa công sở chúng ta cần học tập từ đất nước Nhật Bản. Akikoi hy vọng bạn sẽ hiểu rõ việc “chúng ta học được gì từ đó” để áp dụng tốt vào môi trường làm việc, giúp bạn đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

Tag: